Rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, làm đứt gãy collagen và elastin- các cấu trúc nâng đỡ da. Các vị trí rạn da thường gặp là: bụng, cánh tay, vai, hông lưng, mông, ngực. Rạn da không thể tự biến mất nhưng hiện nay đã có các phương pháp điều trị giúp làm mờ vết rạn.
Rạn da thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là do giai đoạn mang thai. Khi bụng tăng kích thước để tạo chỗ cho thai nhi, da bụng của thai phụ sẽ căng ra. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn.
Cả phụ nữ và đàn ông béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển quá nhanh. Trẻ em có khả năng bị rạn da nếu tăng chiều cao nhanh hoặc tăng cân nhanh ở tuổi dậy thì.
Bạn sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn nếu gia đình bạn có tiền sử rạn da.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này, chúng tôi mời các bạn cùng theo dõi buổi trao đổi với Bác sỹ Phương Quỳnh Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương về nội dung này.
--- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/bnh-vin-da-liu-trung-ng/message